Ngành quản lý xây dựng

 

NGÀNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Ngành xây dựng trên thế giới là một quá trình lao động lâu dài của nhân loại, được bắt đầu từ thời kỳ đồ đá (9000 – 5000 TCN) cho tới ngày nay. Con người đã không ngừng nghiên cứu, phát minh và hoàn thiện các công cụ lao động, vật liệu xây dựng, kết cấu công trình và các phương pháp thi công xây dựng.

Tại Việt Nam, ngành xây dựng luôn giữ vững và khẳng định được vị trí, vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Sự phát triển đó, có sự đóng góp rất lớn công sức, tâm huyết của đội ngũ nhân lực ngành Quản lý xây dựng. Tại Việt Nam, với sự tăng trưởng nhanh về số lượng các dự án cơ sở hạ tầng, nhu cầu về kỹ sư quản lý xây dựng chất lượng đang ngày một tăng cao. 

 

Xây dựng bất cứ một công trình hạ tầng nào cũng cần các nhà quản lý. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho đất nước, từ năm 2018, Trường Đại học Giao thông vận tải bắt đầu tuyển sinh ngành học Quản lý xây dựng. Đến nay, trường là một trong những đơn vị đào tạo ngành quản lý xây dựng uy tín nhất trong cả nước. Bộ môn Quản lý dự án – Khoa Quản lý xây dựng của trường là đơn vị trực tiếp đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này. Với đội ngũ giảng viên vững vàng về chuyên môn, dày dặn về kinh nghiệm thực tế, chất lượng giảng dạy của bộ môn đã được khẳng định thông qua kết quả đào tạo.

Nhiều sinh viên đã tốt nghiệp hiện đang công tác tại các công ty nước ngoài và tại các quốc gia có ngành công nghiệp xây dựng phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore với mức thu nhập cao và đãi ngộ tốt. Bên cạnh cơ hội việc làm rộng mở, các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục theo học các chương trình học chuyển tiếp hoặc mở rộng kiến thức ở các nhóm ngành khác.

 

MÔ HÌNH ĐÀO TẠO

Theo Nghị định 99/2019/NĐ-CP, ngành Quản lý xây dựng đã xây dựng chương trình đào tạo mới tích hợp cử nhân – kỹ sư và bắt đầu tuyển sinh từ khóa 62. Chương trình đào tạo tích hợp cử nhân – kỹ sư được thiết kế theo ngành trong 3,5 năm với 127 tín chỉ. Sau 3,5 năm sinh viên được chọn 1 trong 2 lựa chọn sau:

    • Đăng ký thực tập và làm đồ án tốt nghiệp 0,5 năm (13 tín chỉ) và nhận bằng cử nhân khi đủ điều kiện
    • Tiếp tục học 1,5 năm (56 tín chỉ) và nhận bằng kỹ sư khi đủ điều kiện. Chương trình kỹ sư của ngành Quản lý xây dựng có hai chuyên sâu để sinh viên lựa chọn:
        1. Chương trình kỹ sư Quản lý dự án xây dựng;
        2. Chương trình kỹ sư Quản lý xây dựng

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Nhiệm vụ đào tạo trọng tâm của ngành Quản lý xây dựng là các cử nhân và kỹ sư sau khi ra trường có thể trực tiếp thực hiện các công việc về tư vấn, lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức và quản lý các hoạt động trên từng giai đoạn của dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình, v.v…

Chương trình đào tạo của ngành được thiết kế theo tiêu chuẩn cử nhân, kỹ sư toàn cầu, đáp ứng xu thế “phẳng” trong lĩnh vực xây dựng, nhằm hướng tới hình mẫu cử nhân, kĩ sư toàn diện, có khả năng đáp ứng tốt với nhiều cấp bậc và vị trí công việc. Các cử nhân, kĩ sư của ngành Quản lý xây dựng được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc về kỹ thuật, kinh tế cũng như kỹ năng chuyên sâu về quản lý (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, kiểm soát, …). Những kỹ năng này giúp các cử nhân, kĩ sư Quản lý xây dựng có khả năng cạnh tranh cao về nghề nghiệp, có thể làm việc tốt trong môi trường có tính tiêu chuẩn và kỷ luật cao.

VỊ TRÍ CÔNG VIỆC

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, các cử nhân, kỹ sư ngành Quản lý xây dựng có thể làm việc với các vị trí công việc sau:

    • Lập, thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư xây dựng;
    • Lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu.
    • Lập, thẩm định tổng mức đầu tư, dự toán; lập giá dự thầu các gói thầu.
    • Quản lý dự án tại các Ban quản lý dự án xây dựng về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn, môi trường trong xây dựng.
    • Quản lý, giám sát thi công xây dựng tại các doanh nghiệp và công trường xây dựng:
    • Thiết kế tổ chức thi công xây dựng; quản lý, giám sát quá trình thi công, tiến độ, khối lượng, chất lượng công việc, hạng mục và công trình xây dựng;
    • Lập hồ sơ nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh quyết toán vốn đầu tư;
    • Quản lý vật tư, thiết bị, nhân lực và các nguồn lực khác trong thi công xây dựng;
    • Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình.

 

KHỐI LƯỢNG ĐÀO TẠO TOÀN KHÓA HỌC

Chương trình đào tạo toàn khóa học như sau:

Nganh quan ly xay dung

CƠ HỘI HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ

Sinh viên có khả năng học tập tiếp tục ở trình độ cao hơn ở cả trong và ngoài nước.

Sinh viên đủ kiến thức tương đương để có thể được chấp nhận theo học các chương trình học chuyển tiếp hoặc mở rộng kiến thức ở các ngành khác.