GIỚI THIỆU CHUNG

Định hướng quá trình đô thị hóa đất nước kéo theo nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực quản lý đô thị và công trình được thể hiện rõ trong các đề án, chiến lược quốc gia. Ở mỗi giai đoạn phát triển, nước ta đều xây dựng chiến lược phát triển đô thị quốc gia rất cụ thể. Gần đây nhất, Bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nghiên cứu xây dựng “Chiến lược phát triển đô thị quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đồng thời, Ban Kinh tế Trung ương đang chủ trì phối hợp với các Bộ của Chính phủ thực hiện và các Quy hoạch liên quan soạn thảo Đề án “Đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cả hai đề án trên đều thể hiện quan điểm, mục tiêu phát triển cụ thể trong đó đều nhấn mạnh yêu cầu về năng lực quản lý đô thị và văn minh đô thị. Theo đó, chúng ta cần có chiến lược cụ thể nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ quản lý đô thị, quản lý trật tự đô thị và văn minh đô thị.

Nhu cầu nhân lực ngành quản lý đô thị càng “nóng” hơn khi Chính phủ đang thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý đô thị cho tất cả các cán bộ công chức liên quan từ phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường xã thuộc thành phố, thị xã trong toàn quốc.

Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, ngành đào tạo Quản lý đô thị và công trình Trường Đại học Giao thông Vận tải đã ra đời. Ngành Quản lý đô thị và công trình đào tạo cả bậc cử nhân và kỹ sư, ngành bắt đầu tuyển sinh từ năm 2022.

MÔ HÌNH ĐÀO TẠO

Theo Nghị định 99/2019/NĐ-CP, ngành Quản lý đô thị và công trình đã xây dựng chương trình đào tạo mới tích hợp cử nhân – kỹ sư và bắt đầu tuyển sinh từ khóa 63. Chương trình đào tạo tích hợp cử nhân – kỹ sư được thiết kế theo ngành trong 3,5 năm với 127 tín chỉ. Sau 3,5 năm sinh viên được chọn 1 trong 2 lựa chọn sau:

    • Đăng ký thực tập và làm đồ án tốt nghiệp 0,5 năm (13 tín chỉ) và nhận bằng cử nhân khi đủ điều kiện
    • Tiếp tục học 1,5 năm chương trình kỹ sư và nhận bằng kỹ sư khi đủ điều kiện. Chương trình kỹ sư của ngành Quản lý đô thị và công trình có hai chuyên sâu để sinh viên lựa chọn (1) Chương trình kỹ sư Quản lý phát triển và vận hành đô thị; (2) Chương trình kỹ sư Quản lý phát triển bất động sản đô thị.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo ngành Quản lý đô thị và công trình nhằm đào tạo các cán bộ có trình độ đại học (cử nhân, kỹ sư) có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và năng lực hoạt động nghề nghiệp với trình độ chuyên môn tiên tiến để giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đế quản lý đô thị và công trình phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân và kỹ sư có thể đảm nhiệm các vị trí như lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ nghiên cứu, giảng viên, v.v… trong các tổ chức công lập và dân lập theo các lĩnh vực Quản lý đô thị, bất động sản, công trình, v.v…

CƠ HỘI VIỆC LÀM

 

 

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản lý đô thị và công trình có thể đảm nhận các vị trí như lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ nghiên cứu, giảng viên, v.v… trong các tổ chức công lập và dân lập theo các lĩnh vực Quản lý đô thị, Quản lý phát triển và vận hành đô thị, quản lý bất động sản, công trình, v.v…như:

    • Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,…
    • Cục quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, Viện Kinh tế xây dựng, Tổng cục Quản lí đất đai, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Viện Nghiên cứu Quản lí đất đai
    • Sở Xây dựng các tỉnh thành phố, sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư; sở Quy hoạch kiến trúc; Sở Tài nguyên và Môi trường
    • Phòng Quản lí đô thị các quận, phòng Kinh tế hạ tầng, phòng Công thương; phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, thị xã
    • Công chức Địa chính – Xây dựng, Thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn
    • Các ngân hàng, tổ chức tín dụng
    • Trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản
    • Trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, công ty tài nguyên và Môi trường
    • Các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản
    • Giảng viên ngành Quản lí bất động sản tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

KHẢ NĂNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ

Sinh viên có khả năng học tập tiếp tục ở trình độ cao hơn ở cả trong và ngoài nước.

Sinh viên đủ kiến thức tương đương để có thể được chấp nhận theo học các chương trình học chuyển tiếp hoặc mở rộng kiến thức ở các ngành khác.

KHỐI LƯỢNG ĐÀO TẠO TOÀN KHÓA HỌC

* Đối với chương trình cử nhân:
    • Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ)
    • Khối lượng đào tạo: 140 tín chỉ
    • Nội dung kiến thức bao gồm:
      1. Kiến thức đại cương;
      2. Kiến thức cơ sở ngành;
      3. Kiến thức chuyên môn ngành
* Đối với chương trình kỹ sư Quản lý phát triển và vận hành đô thị và kỹ sư Quản lý phát triển BĐS đô thị:
    • Thời gian đào tạo: 5 năm (10 học kỳ)
    • Khối lượng đào tạo: 183 tín chỉ
    • Nội dung kiến thức bao gồm:
      1. Kiến thức đại cương;
      2. Kiến thức cơ sở ngành và cơ sở ngành nâng cao;
      3. Kiến thức chuyên môn ngành và chuyên môn ngành nâng cao
      4. Kiến thức chuyên ngành về 1 trong 2 chuyên sâu Quản lý phát triển và vận hành đô thị hoặc Quản lý phát triển BĐS đô thị:

 

Ngành quản lý đô thị và công trình