Tải văn bản [PDF] [WORD]

BỘ XÂY DỰNG
_______

Số: 10/2021/TT-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc​​ 

_______________________

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2021

THÔNG TƯ

Hướng​​ dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP​​ ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5​​ năm 2016 của Chính phủ

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18​​ tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một​​ số​​ điều​​ của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính ph​​ quy định chi tiết một​​ số​​ nội dung về​​ quản lý​​ chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn c​​ Nghị định​​ số​​ 15/2021/NĐ-CP ngày 03​​ tháng 3 năm 2021​​ của​​ Chính phủ​​ quy định chi tiết một số nội dung​​ về​​ quản lý dự​​ án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016​​ của​​ Chính phủ​​ quy định chi tiết một​​ số​​ điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động​​ về​​ hoạt động​​ kiểm​​ định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Nghị định​​ số​​ 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của​​ Chính phủ​​ sửa đổi,​​ bổ sung​​ các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ​​ tục hành chính thuộc phạm vi​​ quản lý nhà nước​​ của​​ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định​​ số​​ 69/2021/NĐ-CP ngày 15​​ tháng​​ 7​​ năm 2021​​ của​​ Chính phủ về​​ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;

Căn cứ Nghị định​​ số​​ 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017​​ của​​ Chính phủ​​ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ​​ cấu​​ tổ chức​​ của​​ Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị​​ của​​ Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về​​ chất​​ lượng công trình xây dựng;

Bộ trưng Bộ​​ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một​​ số​​ điều​​ và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26​​ tháng 01 năm 2021 và Nghị định số​​ 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016​​ của​​ Chính phủ.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về​​ quản lý an toàn lao động, chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng; áp dụng đối với cơ quan,​​ tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý an toàn lao động, chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 2.​​ Quản lý​​ công tác thí nghiệm trong quá trình thi công​​ xây dựng

1.​​ Công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng​​ phải​​ tuân thủ các quy định tại Điều 4, khoản 7 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP).

2.​​ Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ thiết kế, các quy​​ chuẩn​​ kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, chỉ dn​​ kỹ thuật và quy định của hợp đồng xây dựng đ​​ lập kế hoạch​​ tổ chức thí nghiệm. Nội dung chủ yếu của kế hoạch​​ tổ chức thí nghiệm bao gồm: đối tượng thí nghiệm (vật liệu, cấu kiện, kết cấu công trình, thiết bị công trình), các phép thử tương ứng và thời điểm thí nghiệm dự kiến; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được sử dụng. Nhà thầu thi công xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xây dựng cung cấp thông tin, tài liệu và làm rõ các nội dung liên quan trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm.

3.​​ Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, chấp thuận kế hoạch​​ tổ chức thí nghiệm do nhà thầu thi công xây dựng trình. Công tác thí nghiệm​​ phải​​ được thực hiện theo đúng kế hoạch​​ tổ chức thí nghiệm​​ đã​​ được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch tổ chức thí nghiệm thì phải được chủ​​ đầu tư chấp thuận trước khi​​ tổ chức thực hiện.

Điều 3. Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng

1.​​ Việc quan trắc​​ công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 4, khoản 10 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu thi công xây dựng​​ tổ chức thực hiện trong các trường hợp sau:

a)​​ Theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công​​ đã​​ được chấp thuận;

b)​​ Khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc​​ nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân​​ để​​ có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự c​​ công trình trong quá​​ trình thi công xây dựng.

2.​​ Đề​​ cương quan trắc​​ do nhà thầu lập,​​ trình chủ đầu tư chấp thuận phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:​​ đối tượng, phạm vi, thông số, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, thiết bị quan trắc; quy trình thực hiện quan trắc; phương pháp phân tích, xử lý số liệu quan trắc; đánh giá, kết luận kết quả quan trắc; đề xuất, kiến nghị (nếu có).

3.​​ Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc,​​ tổng​​ hợp kết quả quan trắc đối với từng chu kỳ theo đề cương quan trắc​​ đã​​ được chấp thuận. Trường hợp kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác ảnh hưng đến chất lượng, an toàn chịu lực của công trình thì nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng​​ để​​ có ý kiến đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

4.​​ Trường hợp kết quả quan trắc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện có​​ dấu hiệu không trung thực hoặc không đảm bảo độ tin cậy thì chủ đầu tư có thể​​ lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện một​​ số​​ nội dung quan trắc​​ cần thiết nhằm đánh giá lại kết quả quan trắc.​​ Nếu​​ kết quả quan trắc độc lập chứng minh được sai sót hoặc vi phạm của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu này phải kịp thời xử lý, khắc phục và chi trả chi phí phát sinh cho công tác quan trắc độc lập.

5.​​ Trường hợp công trình gồm nhiều gói thầu hoặc do nhiều nhà thầu thi công xây dựng thực hiện, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng có thể thoả thuận​​ để​​ một nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc chung hoặc có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện công tác quan trắc công trình.

Điều 4. Quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng

1.​​ Các công​​ trình dân dụng, công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình hạ tầng​​ kỹ thuật phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định tại Phụ lục I Thông tư này.

2.​​ Việc quan trc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định trong quy trình bảo trì, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a)​​ Đối tượng quan trắc: các kết cấu chịu lực chính của công trình (ví dụ: giàn mái không gian, hệ khung chịu lực chính, khán đài sân vận động, ống khói, si lô,...);

b)​​ Thông số quan trắc (ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng, ...) và giá trị giới hạn của các thông​​ số​​ này; thời gian quan trắc; chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.

3.​​ Yêu cầu chung đối với việc quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng:

a)​​ Nhà thầu quan trắc lập đề cương quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chấp thuận;

b)​​ Nhà thầu quan trắc thực hiện quan trắc theo đề cương quan trắc đã​​ được​​ chấp​​ thuận. Các​​ số​​ liệu quan trắc phải được phân tích, đánh giá; kết quả quan trắc phải được​​ so sánh với giá trị giới hạn thiết kế cho phép và các quy chuẩn​​ kỹ thuật,​​ tiêu chuẩn áp dụng có liên quan.

Trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức​​ kiểm​​ định, đánh giá nguyên nhân và có biện pháp khắc​​ phục, xử lý kịp thời.

Điều 5. Kiểm định xây dựng

1.​​ Trình tự thực hiện​​ kiểm​​ định xây dựng:

a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (sau đây gọi là Nghị định số 69/2021/NĐ-CP) tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ kiểm định; lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng đủ​​ điều kiện năng lực và phù hợp với nội dung nhiệm vụ kiểm định để thực hiện;

b)Tổ chức​​ kiểm​​ định xây dựng được lựa chọn lập đề cương​​ kiểm​​ định trình cơ quan,​​ tổ chức quy định tại điểm a khoản này phê duyệt, thực hiện kiểm định theo đề cương đã được phê duyệt và lập báo cáo kết​​ quả​​ kiểm định trình cơ quan nêu trên​​ để​​ được xem xét, nghiệm thu theo quy định.

2.​​ Đề​​ cương kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:

a) Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung kiểm định;

b) Danh mục các quy chuẩn​​ kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;

c) Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thực hiện kiểm định (nếu có);

d) Quy trình, phương pháp thực hiện kiểm định;

đ) Tiến độ thực hiện​​ kiểm​​ định;

e) Dự toán chi phí kiểm định;

g) Các nội dung cần thiết khác.

3. Báo cáo kết quả kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:

a) Căn cứ thực hiện kiểm định;

b) Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định;

c) Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định;

d) Các kết quả thí nghiệm, quan trắc, tính toán, phân tích và đánh giá;

đ) Kết luận về nội dung​​ kiểm​​ định và kiến nghị (nếu có).

4. Trường hợp việc kiểm định được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có​​ thẩm​​ quyền kiểm tra công tác nghiệm thu hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5, điểm đ khoản 5 Điều 33 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu) thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm trình cơ quan yêu cầu xem xét, chấp thuận nội dung đề cương​​ kiểm​​ định trước khi tiến hành phê duyệt. Trong trường hợp này,​​ tổ chức kiểm định phải độc lập với chủ đầu tư, chủ sở hữu​​ hoặc người quản lý, sử dụng công trình và các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình.

5.Trường hợp việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP thì việc ban hành kết luận kiểm định và thông báo cho các chủ sở hữu nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP.

Điều 6. Giám định xây dựng

1.Trình tự thực hiện giám định xây dựng:

a) Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng (gọi tắt là cơ quan giám định) thông báo bằng văn bản cho chủ​​ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc​​ tổ chức giám định với các nội dung chính, bao gồm: căn cứ thực hiện, đối tượng, thời gian, nội dung giám định;

b) Chủ đầu tư, chủ​​ sở​​ hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách​​ nhiệm tập hợp hồ sơ, tài liệu và các​​ số​​ liệu​​ kỹ thuật có liên quan​​ đến​​ đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan giám định;

c) Cơ quan giám định​​ tổ chức thực hiện giám định xây dựng trên cơ sở​​ hồ​​ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và kết quả kiểm​​ định​​ đã​​ thực hiện (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định chỉ​​ định tổ chức kiểm định xây dựng phù hợp thực hiện kiểm định để phục vụ công tác giám định;

d) Cơ quan giám định thông báo kết luận giám định theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này cho các bên có liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định​​ tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung kết luận giám định.

2. Thông báo kết luận giám định bao gồm các nội dung chính sau:

a) Căn cứ thực hiện giám định;

b) Thông tin chung về đối tượng giám định;

c) Nội dung giám định;

d) Trình tự tổ chức thực hiện giám định;

đ)​​ Kết quả giám định;

e) Phân định trách nhiệm​​ của​​ các tổ chức, cá nhân có liên quan và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).

Điều 7. Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị nhập khẩu sử​​ dụng cho thi công​​ xây dựng công trình

1. Các yêu cầu về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ của vật liệu xây dựng, sản​​ phẩm, cấu kiện, thiết bị nhập khẩu sử dụng cho thi công xây dựng công trình (nếu có) phải được thể hiện trong hợp đồng gia chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng (hoặc nhà thầu cung ứng,​​ chế​​ tạo, sản xuất), bao gồm các thông tin chủ yếu sau: tên chủng loại vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng; các thông số​​ kỹ thuật​​ chính phù​​ hợp với yêu cu thiết kế; nhà sản xuất,​​ chế​​ tạo; nơi sản xuất,​​ chế​​ tạo và các chứng từ chứng minh xuất xứ.

2.Hình thức của chứng chỉ chứng minh xuất xứ phải được thỏa thuận trong hợp đồng nêu tại khoản 1 Điều này, phải phù hợp với quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định​​ số​​ 06/2021/NĐ-CP, bao gồm một trong các hình thức sau:

a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà sản xuất hoặc thương nhân phát hành, trong đó phải nêu rõ nhà sản xuất, chế tạo và nơi sản xuất, chế​​ tạo.

Điều 8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thi công xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư và các nhà thầu được quyền thoả thuận thực hiện các nội dung sau:

a) Lựa chọn ứng dụng giải pháp công nghệ​​ thông tin để​​ quản lý thi công xây dựng công trình;

b) Sử dụng định dạng tập tin điện tử​​ đối với nhật ký thi công xây dựng công trình, biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và sử dụng​​ chữ​​ ký số trên các tài liệu này theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Khi sử dụng biên bản nghiệm thu công việc xây dựng dạng tập tin điện tử thì việc nghiệm thu công việc xây dựng​​ vẫn​​ phải thực hiện tại công trường và đảm bảo quy định tại Điều 21 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

2.​​ Chủ đầu tư và các nhà thầu khi thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Ghi nhận đầy đủ các nội dung cần được quản lý trong quá trình thi công theo quy định của pháp luật về xây dựng;

b) Đảm bảo tính chính xác, trung thực của các hồ sơ, tài liệu có liên quan;

c) Thể hiện rõ trách nhiệm của từng cá nhân​​ đối với phần việc do mình thực hiện;

d) Phù hợp với quy định pháp luật về giao dịch điện tử;

đ) Tuân thủ các quy định về bảo mật và​​ lưu trữ​​ an toàn của các hồ sơ, tài liệu điện từ đối với phần việc do mình thực hiện.

3. Các hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này là thành phần của hồ sơ hoàn thành công​​ trình theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các hồ sơ này phải được trích xuất, in thành bản giấy và được chủ​​ đầu tư xác nhận.

Điều 9. Quản lý xây dựng nhà​​ ​​ riêng lẻ

1. Việc thiết kế xây dựng, thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ quy định​​ của​​ quy chuẩn​​ kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định khác có liên quan được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.​​ Các​​ tổ chức thực hiện việc thiết kế xây dựng,​​ thẩm​​ tra thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định tại các điểm b, c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP phải có năng lực phù hợp với cấp công trình theo quy định tại Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

3.​​ Nhà ở riêng lẻ phải được cấp giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp được​​ miễn​​ giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật số 50/2014/QH13) được sửa đổi,​​ bổ sung​​ tại khoản 30 Điều 1 Luật​​ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14). Cơ quan có thẩm​​ quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định tại Điều 93 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi,​​ bổ sung​​ tại khoản 32 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

4.​​ Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng, nhà​​ ​​ riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác (ví dụ: thương mại, dịch vụ, ...) phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan.

5.​​ Trường hợp chủ nhà chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ở riêng lẻ:

a) Nếu việc chuyển đi công năng sử dụng kèm theo việc sửa​​ chữa, cải tạo công trình không thuộc trường hợp được​​ miễn​​ giấy phép quy định tại điểm d khoản 2 Điều 89 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi,​​ bổ sung​​ tại khoản 30 Điều 1 Luật​​ số​​ 62/2020/QH14 thì chủ nhà phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật. Việc thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình trong trường hợp này phải tuân thủ quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu​​ chuẩn áp dụng và phù hợp với công năng mới của công trình;

b)​​ Nếu​​ việc chuyển đổi công năng sử dụng không kèm theo việc sa​​ chữa, cải tạo thì chủ nhà​​ vẫn​​ phải thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ, pháp luật về môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan (nếu có).

Điều 10. Cơ sở​​ dữ​​ liệu về​​ kiểm​​ định kỹ thuật an toàn lao động

1.​​ Địa chỉ truy cập phần mềm trực tuyến quản lý cơ sở​​ dữ​​ liệu kiểm định (sau đây gọi là phần mềm):

http://cucgiamdinh.gov.vn/CSDL-kiem-dinh-duoc-cong-bo.aspx

2.​​ Cơ sở​​ dữ​​ liệu về kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:

a)​​ Thông tin của các tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động, bao gồm: tên, địa chỉ, mã số đăng ký chứng nhận của tổ chức; danh mục các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng (sau đây gọi là máy, thiết bị) thuộc phạm vi​​ kiểm​​ định; ngày cấp, ngày hết hiệu lực của giấy chứng nhận; các lỗi vi phạm (nếu có);

b)​​ Thông tin của các cá nhân được cấp chứng chỉ kiểm định viên, bao gồm: họ và tên,​​ số​​ hiệu của kiểm định viên; danh mục các máy, thiết bị thuộc phạm vi​​ kiểm​​ định; ngày cấp, ngày​​ hết​​ hiệu lực của chứng chỉ kiểm định viên; các li vi phạm (nếu có);

c)​​ Thông tin của các máy, thiết bị đã được​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động do​​ tổ chức, cá nhân cập nhật vào phần mềm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3.​​ Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm:

a)​​ Sử dụng phần mềm để cập nhật thông tin của các máy, thiết bị đã được​​ kiểm​​ định, bao gồm: tên, mã​​ hiệu, số​​ chế​​ tạo, năm sản xuất; tên của​​ tổ chc, cá nhân đề​​ nghị​​ kiểm​​ định; tên của tổ chức, cá​​ nhân​​ thực hiện kiểm định; thời điểm, hình thức, kết quả​​ kiểm​​ định; thời hạn kiểm định lần kế tiếp;

b)​​ Thực hiện báo cáo qua phần mềm về tình hình hoạt động​​ kiểm​​ định đối với các máy, thiết bị thuộc​​ thẩm​​ quyền quản lý của Bộ Xây dựng.

Điều 11. Huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1.​​ Huấn luyện nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân có​​ trình độ đại học tr​​ lên thuộc chuyên ngành​​ kỹ thuật, chưa​​ được cấp chứng chỉ​​ kiểm​​ định viên hoặc​​ đã​​ bị thu hồi chứng chỉ​​ kiểm​​ định viên.

2.​​ Bồi​​ dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân là kiểm định viên. Kiểm định viên phải tham gia khóa bồi​​ dưỡng nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động ít nhất một lần trong khoảng thời gian từ 30 tháng đến 36 tháng kể từ ngày được cấp chứng chỉ​​ kiểm định viên.

3.​​ Các cá nhân tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải được sát hạch theo quy định.

Điều 12. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ​​ kiểm​​ định kỹ thuật an toàn lao động

1.​​ Nội dung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm phần lý thuyết và phần thực hành,​​ được quy​​ định trong chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Xây dựng ban hành.

2.​​ Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ​​ kiểm​​ định kỹ thuật an toàn lao động gồm: cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định​​ kỹ thuật an toàn​​ lao động, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động, các thông tin quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng; trao đổi các k​​ năng, kinh nghiệm về​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động và các nội dung cần thiết khác có liên quan.

Điều 13. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Bộ Xây dựng giao Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là cơ quan chuyên môn​​ tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động.

2. Cơ quan chuyên môn có trách nhiệm:

a) Xây dựng và trình Bộ Xây dựng ban hành chương trình khung huấn luyện, sát hạch nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động;

b) Lựa chọn​​ tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi​​ dưỡng nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động. Các tổ chức được lựa chọn phải là các tổ chức​​ đã​​ được cơ quan có​​ thẩm quyền​​ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và có tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng phù hợp với chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động;

c) Công b​​ thông tin của tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi​​ dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao​​ động trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng;

d)Kiểm​​ tra hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động.

Điều 14. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ​​ kiểm​​ định kỹ thuật an toàn lao động

1.Xây dựng tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi​​ dưỡng phù hợp với chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ​​ kiểm​​ định kỹ thuật an toàn lao động, phù hợp​​ với đặc​​ điểm,​​ đối tượng kiểm định và yêu cầu thực tế.

2. Xây dựng kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động, bao gồm các nội dung chính sau:

a) Thời gian, địa điểm dự kiến​​ tổ chức khóa huấn luyện, bồi​​ dưỡng nghiệp vụ​​ kiểm​​ định kỹ thuật an toàn lao động; số lượng học viên dự kiến;

b) Danh sách giảng viên tham gia huấn luyện, bồi​​ dưỡng nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động;

c)Kế​​ hoạch tổ chức sát hạch nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động sau khi kết thúc khóa huấn luyện, bồi​​ dưỡng.

3. Sát hạch nghiệp vụ​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động:

a) Học viên đủ điều kiện được sát hạch nếu đảm bảo tham gia tối thiểu 80% thời lượng quy định của khóa huấn luyện, bồi​​ dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

b) Nội​​ dung​​ sát hạch đối với việc huấn luyện nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành. Nội dung sát hạch​​ đối​​ với việc​​ bồi​​ dưỡng nghiệp vụ kiểm định an toàn lao động bao gồm phần lý thuyết liên quan đến nội dung bồi dưỡng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này và phần thực hành (nếu có);

c) Kết quả sát hạch đối với việc huấn luyện nghiệp vụ​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động được đánh giá theo thang​​ điểm​​ 100, trong đó phần lý thuyết là 50 điểm, phần thực hành là 50 điểm. Kết quả sát hạch của học viên đạt yêu cầu khi điểm sát hạch của từng phần lý thuyết và phần thực hành đạt từ 40 điểm trở lên;

d)Kết quả sát hạch​​ đối với việc bồi​​ dưỡng nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động được đánh giá theo thang điểm 100. Kết quả sát hạch của học viên đạt yêu cầu khi điểm sát hạch đạt từ 80 điểm trở lên. Kết quả sát hạch khóa bồi​​ dưỡng nghiệp vụ​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động là một trong các​​ n cứ để cấp lại chứng chỉ​​ kiểm​​ định viên khi hết hạn.

4. Đảm bảo đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất và con người đ​​ phục vụ công tác huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ.

5. Thu và sử dụng kinh phí huấn luyện, bồi​​ dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.

6.Lưu trữ​​ hồ sơ, tài liệu liên quan đến khóa huấn luyện, bồi​​ dưỡng, sát hạch nghiệp vụ​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

7. Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi​​ dưỡng nghiệp vụ​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này.

Điều 15. Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

1. Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công​​ trình bao gồm:

a) Chi phí lập và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn;

b) Chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; chi phí thực hiện​​ kiểm​​ định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị; chi phí thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

d) Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;

đ) Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; chi phí​​ tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động.

2. Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều này là một nội dung của chi phí gián tiếp trong chi phí xây dựng của dự toán xây dựng công trình, được xác định theo hướng dn tại Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều 16. Chi phí​​ kiểm​​ tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng

1.​​ Chi phí thực hiện​​ kiểm​​ tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP bao gồm:

a)​​ Chi phí​​ kiểm​​ tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bao gồm công tác phí theo quy định và chi phí khác phục vụ cho công tác​​ kiểm​​ tra;

b)​​ Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia) do cơ quan chuyên môn về xây dựng mời, bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;

c)​​ Chi phí thuê tổ chức tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng.

2.​​ Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được tính trong​​ tổng​​ mức đầu tư xây dựng.

3.​​ Dự toán chi phí quy định tại khoản 1 Điều này được lập căn cứ vào đặc​​ điểm, tính chất của công trình; địa điểm xây dựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài​​ đầu​​ tư công, chi phí quy​​ định tại điểm c khoản 1 Điều này không vượt quá 20% chi phí tư vn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định​​ số​​ 06/2021/NĐ-CP.

4.​​ Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán các chi phí quy định tại điểm​​ a​​ khoản 1 Điều này khi kết thúc đợt kiểm tra. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc​​ kiểm​​ tra, chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng và thanh toán theo quy định đối với các chi phí nêu tại​​ điểm​​ b,​​ điểm​​ c khoản 1 Điều này.

Điều 17. Đánh giá an toàn công trình

1.​​ Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình là​​ tổ chức​​ kiểm​​ định đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định số​​ 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án​​ đầu​​ tư xây dựng (sau đây gọi là Nghị định​​ số​​ 15/2021/NĐ-CP). Phạm vi hoạt động của​​ tổ chức này được thực hiện như​​ đối​​ với tổ chức kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

2.​​ Việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo quy trình do Bộ Xây dựng ban hành.

3.Thời điểm và tần suất đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:

a) Thời điểm đánh giá an toàn công trình lần đầu​​ được thực hiện sau thời gian 10 năm​​ kể​​ từ khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định pháp luật;

b) Đối với lần đánh giá tiếp theo, việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo tn suất 05 năm/lần.

4. Danh mục các công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình​​ được quy định tại Phụ lục III Thông tư này.

5. Sau khi nhận được báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có trách nhiệm:

a)Kiểm​​ tra điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đánh giá an toàn công trình;

b)Kiểm​​ tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá an toàn công trình bao gồm: việc áp dụng các quy chun​​ kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá an toàn công trình; nội dung, trình tự, đối tượng, thời điểm đánh giá an toàn công trình; kết​​ quả​​ thực hiện đánh giá an toàn công​​ trình và quy định khác có liên quan (nếu có);

c) Thông báo ý​​ kiến​​ về kết quả đánh giá an toàn công trình theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

Điều 18. Chi phí đánh giá an toàn công trình

Chi phí đánh giá an toàn công trình là một thành phần thuộc chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:

1.​​ Chi phí thực hiện khảo sát, lập hồ sơ hiện trạng công trình (nếu có).

2. Chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình.

3. Chi phí thuê tổ chức thm tra đề cương đánh giá an toàn công trình, chi phí thuê​​ tổ chc tư vấn giám sát thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình (nếu có).

4. Các chi phí khác có liên quan.

Điều 19. Công bố công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế

1. Chủ​​ sở​​ hữu​​ hoặc người quản lý, sử dụng công trình lập và gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định​​ số​​ 06/2021/NĐ-CP. Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: tên công trình; địa điểm xây dựng; loại và cấp công trình; tên và địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công​​ trình; các thông​​ số​​ kỹ thuật chính của công trình; thời hạn sử dụng theo thiết kế và thời điểm hết thời hạn sử dụng của công​​ trình; dự kiến phương án xử lý đối với công trình sau khi hết thời hạn sử dụng.

2.​​ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau:

a)​​ Xem xét sự phù hợp, tính chính xác của các nội dung trong báo cáo;

b)​​ Công bố công trình hết thời hạn sử dụng trong trong danh mục trên trang thông tin điện tử thuộc​​ thẩm quyền​​ quản lý, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tên công​​ trình; địa điểm xây dựng; loại và cấp công trình; tên và địa chỉ của chủ sở hữu​​ hoặc người quản lý, sử dụng công trình; các thông số​​ kỹ thuật chính của công trình; thời hạn sử dụng theo thiết​​ kế​​ và thời​​ điểm​​ hết​​ thời hạn sử dụng của công trình; yêu cầu về việc​​ tổ chức phá d​​ công trình và thời gian thực hiện việc phá d​​ công trình theo quy định tại Điều 42 Nghị định​​ số​​ 06/2021/NĐ-CP trong​​ trường hợp chủ sở hữu​​ hoặc người quản lý, sử dụng công trình không có nhu cầu sử dụng tiếp.

Điều 20. Điều khoản chuyn tiếp

1.​​ Đối​​ với công trình được đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật trên 08 năm​​ kể​​ từ ngày Thông tư này có hiệu lực, chủ sở hữu​​ hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình lần đầu trong thời gian không quá 24 tháng k​​ từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Đối với công​​ trình còn lại, thời điểm đánh giá an toàn công trình lần đầu thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Thông tư này.

2.​​ Đối với công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định​​ số​​ 06/2021/NĐ-CP có hiệu lực thuộc đối tượng​​ kiểm​​ tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Nghị định​​ số​​ 06/2021/NĐ-CP và Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, thẩm quyền​​ kiểm​​ tra công tác nghiệm thu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1.​​ Thông tư này có hiệu lực​​ kể​​ từ ngày​​ 15 tháng 10 năm 2021 và thay thế​​ các thông tư: Thông tư​​ số​​ 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một​​ số​​ nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì​​ công trình xây dựng; Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD​​ ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 3 năm 2017​​ của​​ Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về​​ quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công​​ trình; Thông tư​​ số​​ 03/2019/TT-BXD ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng​​ sửa đổi, bổ sung một số​​ điều của Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về​​ quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc,​​ tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng​​ để​​ xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:

-​​ Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

-​​ Văn phòng Trung ương Đảng;

-​​ Văn phòng Quốc hội;

-​​ Văn phòng Chủ tịch nước;

-​​ Văn phòng Chính phủ;

-​​ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

-​​ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

-​​ Toà án nhân dân tối cao;

-​​ Kiểm toán nhà nước;

-​​ HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

-​​ Công báo.​​ Website​​ của Chính phủ,​​ Website​​ BXD;

-​​ Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;

-​​ Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

-​​ Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;

- Lưu: VP, Cục GĐ (10b).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Lê Quang Hùng

 

 

Phụ lục I

CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG; CÔNG TRÌNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU, SẢN PHẨM XÂY DỰNG, CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP​​ NHẸ; CÔNG TRÌNH​​ HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHẢI QUAN TRẮC TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG

(Ban hành kèm theo Thông tư​​ số​​ 10/2021/TT-BXD​​ ngày 25 tháng 8​​ năm 2021​​ của​​ Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

_____________

 

STT

Loại công trình

Cấp công trình (1)

1.

Nhà, kết cấu dạng nhà; công trình nhiều tầng có sàn; công trình có kết​​ cấu​​ nhịp lớn dạng khung

Cấp đặc biệt

2.

Công trình có kết cấu dạng cột, trụ,​​ tháp

Cấp​​ I trở lên

3.

Sân vận​​ động, sân​​ thi đấu​​ các môn thể​​ thao có khán đài; nhà thi đấu (các môn thể thao)

Cấp I trở lên

 

-------------------------

Ghi chú:

(1) Cấp công trình xác​​ định theo Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

 

Phụ lục II

MU GIẤY​​ CHỨNG NHẬN ĐÃ​​ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN,
BỒI​​ DƯỠNG NGHIỆP vụ​​ KIỂM​​ ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số​​ 10/2021/TT-BXD​​ ngày 25 tháng 8​​ năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

________________

 

Mu số 01. Giấy chứng nhận​​ đã​​ hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ​​ kiểm​​ định​​ kỹ thuật an toàn lao động

Mẫu​​ số​​ 02. Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

 

Mẫu​​ số​​ 01. Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

 

(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN)
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc​​ 

_______________________

......, ngày​​  ​​ ​​ ​​​​ ​​ tháng​​  ​​ ​​ ​​ ​​​​ ​​ năm 20......

Ảnh 3x4
[đóng dấu giáp lai

hoặc dấu nổi]

GIẤY CHỨNG NHẬN

 

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ​​ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

 

Số: ...........................

 

Họ và tên: Nam, Nữ:

Ngày tháng năm sinh: ​​ Nơi sinh:

Quốc tịch:

Số CMND/n cước công dân Ngày cấp: Nơi cấp

Đơn vị công tác:

Đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định:

Được​​ tổ chức từ​​ ngày ...tháng .... năm .....​​ đến ngày tháng năm

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

Mẫu​​ số 02. Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động

 

(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN)
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc​​ 

_______________________

......, ngày​​  ​​ ​​ ​​​​ ​​ tháng​​  ​​ ​​ ​​ ​​​​ ​​ năm 20......

 

 

Ảnh 3x4
[đóng dấu giáp lai

hoặc dấu nổi]

GIẤY CHỨNG NHẬN

 

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

 

Số: ...........................

 

Họ và tên: Nam, Nữ:

Ngày tháng năm sinh: ​​ Nơi sinh:

Quốc tịch:

Số CMND/Căn cước công dân Ngày cấp: Nơi cấp

Đơn vị công tác:

Đã hoàn thành khóa bồi​​ dưỡng nghiệp vụ kiểm định​​ kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định:

Được​​ tổ chức từ ngày ...tháng năm ​​ đến ngày tháng năm

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

Phụ lục​​ III

DANH​​ MỤC CÔNG TRÌNH PHẢI ĐƯỢC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XEM XÉT VÀ THÔNG BÁO Ý KIẾN VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Thông tư​​ số​​ 10/2021/TT-BXD​​ ngày 25 tháng 8​​ năm 2021 của Bộ trưởng Bộ​​ Xây dựng)

_____________

 

STT

Công trình

Cấp công trình (1)

1.

Nhà chung cư, nhà ở tập thể khác

Cấp II trở lên

2.

Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học

Cấp II trở lên

3.

Trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công​​ nhân​​ kỹ thuật, trường nghiệp vụ

Cấp I trở lên

4.

Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa

Cấp II trở lên

5.

Sân vận động, nhà​​ thi đấu, sân​​ thi đấu​​ các môn thể thao có khán đài

Cấp II trở lên

6.

Trung tâm hội nghị, nhà hát,​​ nhà văn hóa,​​ câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, công trình văn hóa tập trung đông người

Cấp II trở lên

7.

Trung tâm thương mại, siêu thị,​​ khách sạn

Cấp I trở lên

8.

Công trình trụ sở, văn phòng làm việc và các tòa nhà sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác

Cấp I trở lên

 

--------------------

Ghi chú:

(1) Cấp công trình xác định theo Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong​​ quản lý hoạt​​ động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *